Bằng lái xe ô tô là giấy tờ quan trọng giúp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông hợp pháp. Tuy nhiên, bằng lái xe có thời hạn nhất định và khi hết hạn, người sở hữu cần làm thủ tục đổi mới để tránh bị xử phạt theo quy định. Việc đổi bằng lái xe ô tô hết hạn không chỉ giúp duy trì quyền sử dụng phương tiện mà còn đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng pháp luật giao thông. Vậy thủ tục đổi bằng được thực hiện như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hiểm Tasco tìm hiểu chi tiết trong bài viết đã tổng hợp dưới đây.
Tìm hiểu thời hạn sử dụng của bằng lái xe ô tô
Việc nắm rõ thời hạn sử dụng của từng loại giấy phép lái xe ô tô là rất quan trọng để tránh trường hợp hết hạn mà không kịp thời đổi mới. Bạn hãy kiểm tra thời hạn bằng lái thường xuyên để đảm bảo luôn hợp lệ khi tham gia giao thông. Dưới đây là thời hạn của các hạng bằng lái phổ biến:
- Hạng B1 có hiệu lực đến khi chủ sở hữu đạt 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam).
- Hạng B2 có thời hạn sử dụng bằng là 10 năm kể từ ngày được cấp.
- Các hạng C, D, E và các hạng F (FB2, FC, FD, FE) đều có thời hạn sử dụng là 5 năm.

Xem thêm thông tin:
- Hướng dẫn tìm tên chủ xe qua biển số xe ô tô nhanh chóng
- Bằng lái xe hơi là bằng gì? Phân loại & điều kiện sát hạch
Giấy phép lái xe ô tô hết hạn tham gia giao thông có bị phạt không?
Nếu giấy phép lái xe ô tô hết hạn mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện và khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể như sau:
- Nếu giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng, mức phạt là từ 5 – 7 triệu đồng.
- Nếu giấy phép lái xe hết hạn trên 3 tháng, mức phạt tăng lên từ 10 – 12 triệu đồng.
Để tránh vi phạm, ngay khi giấy phép lái xe sắp hết hạn, bạn nên đến Sở GTVT để làm thủ tục cấp mới. Việc lái xe với bằng lái hết hạn không chỉ bị phạt tiền mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý nếu xảy ra sự cố khi tham gia giao thông.

Lệ phí cấp đổi bằng lái xe ô tô hết hạn hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn được quy định theo Thông tư 188/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể:
- Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.
- Chi phí khám sức khỏe từ khoảng 200.000 – 500.000 đồng, tùy vào cơ sở y tế thực hiện kiểm tra.
- Chi phí chụp ảnh thẻ (nếu cần) khoảng 20.000 – 50.000 đồng.
Tổng chi phí có thể dao động từ 350.000 – 700.000 đồng, tùy vào địa phương và nơi khám sức khỏe.
Lưu ý:
- Nếu giấy phép lái xe đã hết hạn quá lâu, bạn có thể phải thi lại một số phần của kỳ thi sát hạch.
- Nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ để tránh mất thời gian khi làm thủ tục.

Bạn có thể quan tâm:
- Mất giấy tờ xe ô tô cần xử lý thế nào? Thủ tục cấp lại 2025
- Bằng D lái xe gì? Điều kiện học và thi bằng D thế nào?
Cách đổi bằng lái xe ô tô hết hạn nhanh chóng, tiết kiệm
Hiện tại có hai cách phổ biến để thực hiện đổi bằng lái hết hạn. Thứ nhất là đổi tại sở giao thông vận tải và cách thứ hai là đổi qua hình thức online trực tuyến. Cụ thể:
Đổi bằng lái xe ô tô hết hạn trực tiếp tại sở giao thông vận tải
Đối với cách này bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ liên quan và đến sở giao thông vận tải để tiến hành đổi lại bằng.
Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô
Trước khi đến Sở GTVT, bạn cần chuẩn bị trước một số giấy tờ để quá trình đăng ký được nhanh chóng và tránh mất thời gian. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi GPLX (theo mẫu của Sở GTVT).
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng, do cơ sở y tế đủ điều kiện cấp).
- Bản gốc hoặc bản sao giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn.
- CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời gian hiệu lực.
Lưu ý: Nếu thiếu bất kỳ giấy tờ nào, bạn có thể bị từ chối cấp đổi bằng lái xe. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra kỹ trước khi nộp hồ sơ.

Các bước đổi bằng lái tại sở giao thông vận tải
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan đến việc đổi bằng lái ô tô thì bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với thành phố lớn) hoặc tại Sở GTVT nơi đã cấp bằng lái.
- Bước 2: Nộp lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe 135.000 đồng/lần.
- Bước 3: Chờ nhận bằng lái xe mới. Thông thường, sau 5 – 7 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy phép lái xe mới theo quy định.
Lưu ý quan trọng:
- Nếu GPLX hết hạn dưới 3 tháng, bạn có thể đổi mới bình thường.
- Nếu GPLX hết hạn trên 3 tháng đến dưới 1 năm, bạn phải thi lại lý thuyết.
- Nếu GPLX hết hạn trên 1 năm, bạn bắt buộc phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Cách đổi bằng lái xe ô tô hết hạn online trực tuyến
Nếu không muốn đến trực tiếp Sở GTVT, bạn có thể đổi bằng lái xe ô tô trực tuyến theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Truy cập website của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (địa chỉ chính thức).
- Bước 2: Nhấn chọn hình thức đăng ký cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) qua mạng.
- Bước 3: Nhập thông tin cá nhân theo yêu cầu: Thông tin GPLX, thông tin cá nhân, hồ sơ đính kèm, thời gian đăng ký xử lý, thông tin liên hệ.
- Bước 4: Nhấn “Đăng ký” và xác nhận mã OTP qua email/SĐT.
Ưu điểm của cách đổi bằng lái xe online:
- Tiết kiệm thời gian, không cần chờ đợi xếp hàng lâu.
- Có thể theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ ngay tại nhà qua website.
- Nhận lịch hẹn rõ ràng để đến lấy GPLX mới.
Lưu ý: Dù đăng ký online, bạn vẫn cần đến Sở GTVT để đối chiếu thông tin và nhận bằng lái xe mới.

Với những hướng dẫn trên bài viết giờ đây bạn có thể thực hiện đổi bằng lái xe ô tô hết hạn một cách đơn giản, nhanh chóng nhất. Trong quá trình sử dụng, bạn nên kiểm tra thời hạn của bằng lái thường xuyên để tiến hành đổi mới kịp thời, tránh bị hết hạn hoặc bị xử phạt khi tham gia giao thông. Ngoài ra trong quá trình điều khiển ô tô, bảo hiểm cũng là giấy tờ cần thiết. Nếu cần mua bảo hiểm ô tô, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Bảo Hiểm Tasco để được hỗ trợ kịp thời.
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562