Bằng lái xe hơi là giấy phép quan trọng giúp bạn điều khiển phương tiện tham gia giao thông hợp pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bằng lái xe hơi là bằng gì? Có bao nhiêu loại bằng và điều kiện thi ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về các hạng bằng lái xe ô tô tại Việt Nam và những điều kiện cần thiết để sở hữu một tấm bằng hợp pháp. Cùng Bảo Hiểm Tasco tìm hiểu ngay!
Bằng lái xe hơi là bằng gì?
Bằng lái xe hơi là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân đủ điều kiện để điều khiển ô tô tham gia giao thông hợp pháp. Đây là loại giấy tờ bắt buộc khi vận hành ô tô nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định của pháp luật.
Tại Việt Nam, bằng lái xe hơi có nhiều hạng khác nhau từ B1 cho đến F. Mỗi loại bằng đều có thời hạn sử dụng nhất định và yêu cầu người lái phải đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm lái xe theo quy định của pháp luật.
Xem thêm thông tin:
- Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe online nhanh chóng
- Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô hết hạn mới nhất theo quy định

Tổng hợp các loại bằng xe ô tô phổ biến tại Việt Nam
Ngoài giải đáp được bằng lái xe hơi là bằng gì? thì việc biết các loại bằng thông dụng sẽ giúp bạn lựa chọn được bằng phù hợp để học giấy phép lái xe. Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bằng lái xe ô tô được chia thành nhiều hạng khác nhau. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng loại phương tiện và mục đích sử dụng. Cụ thể:
Bằng lái xe hạng B1 số tự động
Bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho cá nhân không hành nghề lái xe và chỉ được điều khiển:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ, bao gồm cả chỗ ngồi của tài xế.
- Ô tô tải số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Ô tô dành cho người khuyết tật.
Bằng B1 số tự động phù hợp với những người lái xe gia đình, dễ học và thi nhanh. Tuy nhiên bằng này có hạn chế là không thể lái xe số sàn hoặc kinh doanh vận tải.

Bằng lái xe hạng B1
Bằng lái xe hạng B1 cho phép lái xe số sàn và số tự động nhưng không được hành nghề lái xe. Vì không được phép hành nghề lái xe, bằng B1 ít được lựa chọn hơn so với B1 số tự động hoặc B2. Các phương tiện được phép điều khiển bao gồm:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
- Ô tô tải dưới 3.500 kg.
- Máy kéo kéo một rơ-moóc có trọng tải dưới 3.500 kg.
Bằng lái xe hạng B2
Bằng lái xe hạng B2 là lựa chọn phổ biến vì cho phép hành nghề lái xe và điều khiển các phương tiện:
- Ô tô chở người từ 4 – 9 chỗ ngồi.
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg.
- Các phương tiện thuộc hạng B1.
Bằng B2 có thời hạn 10 năm, sau đó phải xin cấp lại. Đây là loại bằng thông dụng nhất cho những người muốn hành nghề lái xe.
Bằng lái xe hạng C
Bằng hạng C có thời hạn 3 năm, sau đó phải gia hạn. Người học có thể thi trực tiếp để lấy bằng C mà không cần có bằng B2 trước đó. Bằng lái xe hạng C dành cho người lái xe tải chuyên nghiệp, được phép điều khiển:
- Ô tô tải trên 3.500 kg.
- Máy kéo kéo một rơ-moóc có trọng tải trên 3.500 kg.
- Các loại xe được quy định trong hạng B1 và B2.

Bằng lái xe hạng D
Bằng lái xe hạng D dành cho tài xế lái xe khách, chở người theo hợp đồng hoặc kinh doanh vận tải. Được phép điều khiển:
- Ô tô chở từ 10 – 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe thuộc hạng B1, B2 và C.
Không thể học trực tiếp bằng D mà phải nâng hạng từ B2 hoặc C. Người thi bằng D cần có bằng tốt nghiệp THPT và kinh nghiệm lái xe nhất định. Thời hạn sử dụng của bằng là 3 năm.
Bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E cấp cho tài xế lái xe khách có số chỗ ngồi lớn hơn hạng D. Người muốn học bằng E phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lái xe hạng D. Được phép điều khiển:
- Ô tô chở trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe thuộc hạng B1, B2, C và D.
Bằng lái xe hạng F
Bằng lái xe hạng F là loại bằng nâng cao dành cho những tài xế có kinh nghiệm lâu năm. Chỉ cấp cho người đã có bằng B2, C, D hoặc E. Bằng F yêu cầu tài xế phải có kinh nghiệm và đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe hơn so với các bằng lái khác. Bằng này cho phép lái các phương tiện đặc biệt như:
- FB2: Cho phép lái xe hạng B2 có kéo rơ-moóc.
- FC: Cho phép lái xe hạng C có kéo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc.
- FD: Cho phép lái xe hạng D có kéo rơ-moóc.
- FE: Cho phép lái xe hạng E có kéo rơ-moóc hoặc xe chở khách nối toa.

Giấy phép lái xe cho xe giường nằm và xe buýt
Để điều khiển xe khách giường nằm hoặc xe buýt phục vụ vận tải hành khách, tài xế cần có giấy phép lái xe phù hợp theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Bằng lái xe giường nằm thuộc nhóm bằng hạng D hoặc E, tùy thuộc vào số chỗ ngồi trên xe:
- Nếu xe khách giường nằm có từ 10 – 30 chỗ, tài xế cần có bằng D.
- Nếu xe khách giường nằm có trên 30 chỗ, tài xế phải có bằng E.
Ngoài ra, để lái xe khách có rơ-moóc hoặc xe khách nối toa, tài xế cần nâng hạng lên bằng FE.
Đối với bằng lái xe buýt thì thuộc hạng D hoặc E, tùy vào số lượng hành khách trên xe. Cụ thể:
- Xe buýt có từ 10 – 30 chỗ yêu cầu bằng D.
- Xe buýt trên 30 chỗ yêu cầu bằng E.
Bạn có thể quan tâm:
- Mất giấy tờ xe ô tô cần xử lý thế nào? Thủ tục cấp lại 2025
- Bằng lái xe màu gì? Quy định mới nhất về giấy phép lái xe
Điều kiện cần thiết để thi bằng lái xe hơi
Để đăng ký học lái xe ô tô, các cá nhân cần đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành, bao gồm:
Đối tượng được phép học lái xe
- Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi theo quy định tính đến ngày dự sát hạch.
- Đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
- Đối với học viên nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được thi khi đủ tuổi.

Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe
Người học nâng hạng bằng lái cần đáp ứng thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:
Từ B1 số tự động lên B1:
- Thời gian lái xe: Tối thiểu 1 năm.
- Số km lái xe an toàn: Từ 12.000 km.
Từ B1 lên B2:
- Thời gian lái xe: Tối thiểu 1 năm.
- Số km lái xe an toàn: Từ 12.000 km.
Từ B2 lên C, C lên D, D lên E
- Thời gian hành nghề: Tối thiểu 3 năm.
- Số km lái xe an toàn: Từ 50.000 km.
Từ B2 lên D, C lên E:
- Thời gian hành nghề: Tối thiểu 5 năm
- Số km lái xe an toàn: Từ 100.000 km
Nâng hạng lên F (FB2, FC, FD, FE):
- Thời gian hành nghề: Tối thiểu 3 năm
- Số km lái xe an toàn: Từ 50.000 km
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thi bằng lái xe ô tô
Thi bằng lái xe ô tô có khó không?
Kỳ thi bằng lái xe ô tô gồm phần lý thuyết và thực hành. Nếu ôn tập kỹ bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết và luyện tập lái xe đầy đủ, bạn sẽ dễ dàng vượt qua kỳ thi.
Học và thi bằng lái xe ô tô mất bao lâu?
- Bằng B1, B2: Khoảng 3 – 6 tháng.
- Bằng C: Khoảng 5 – 6 tháng.
- Nâng hạng D, E: Khoảng 3 tháng.
- Nâng hạng F: Khoảng 2 – 3 tháng.

Chi phí học và thi bằng lái xe ô tô là bao nhiêu?
Chi phí dao động tùy vào từng trung tâm đào tạo, thường giá sẽ nằm trong khoảng:
- Bằng B1, B2: 8 – 15 triệu đồng.
- Bằng C: 10 – 18 triệu đồng.
- Nâng hạng D, E: 12 – 20 triệu đồng.
Thi trượt bằng lái xe ô tô có được thi lại không?
Có. Nếu trượt phần lý thuyết, bạn phải đăng ký thi lại và chỉ khi đỗ mới được vào phần thi thực hành. Nếu trượt thực hành, bạn cần đăng ký thi lại vào đợt tiếp theo.
Bằng lái xe ô tô có thời hạn bao lâu?
- Bằng B1: Có giá trị đến năm 55 tuổi (nữ) và 60 tuổi (nam).
- Bằng B2: Có giá trị 10 năm.
- Bằng C, D, E, F: Có giá trị 5 năm.
Khi nào cần gia hạn hoặc đổi bằng lái xe?
Trước khi hết hạn 1 – 3 tháng, bạn nên làm thủ tục đổi bằng để tránh bị phạt. Nếu quá hạn sau 1 ngày, bạn phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Với những thông tin chia sẻ đã giúp bạn đọc biết rõ về bằng lái xe hơi là bằng gì? Nắm rõ các thông tin đó, bạn sẽ chọn được loại bằng học phù hợp để chuẩn bị thi giấy phép lái xe. Một yếu tố quan trọng khi lái ô tô là phải có bảo hiểm xe (đây là quy định bắt buộc). Nếu cần mua bảo hiểm ô tô, xe cơ giới bạn hãy liên hệ ngay với Bảo Hiểm Tasco để được hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562