Hệ thống cân bằng điện tử là điều nhiều khách hàng quan tâm khi tìm hiểu, lựa chọn xe ô tô khi sử dụng. Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) là một công nghệ an toàn hiện đại được tích hợp trong nhiều mẫu xe ô tô ngày nay, giúp nâng cao sự ổn định của xe. Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào, làm sao để sử dụng và cần lưu ý gì khi sử dụng? Cùng Bảo Hiểm Tasco tìm hiểu chi tiết về hệ thống qua những thông tin dưới đây.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì?
ESP (Electronic Stability Program) hay còn gọi là hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô là một công nghệ an toàn được trang bị trên xe hơi để giúp duy trì sự ổn định của xe trong tình huống khẩn cấp. Đây là một tính năng quan trọng giúp người lái duy trì khả năng điều khiển xe ổn định, đặc biệt trong những tình huống đánh lái gấp hoặc tăng tốc đột ngột, di chuyển trên đường trơn trượt, khó lái.
Chức năng của cân bằng điện tử là gì? ESP giúp giữ cho xe không bị lệch khỏi quỹ đạo di chuyển, bảo vệ tài xế khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra khi di chuyển trên các cung đường trơn trượt, băng tuyết hoặc bùn lầy. Hệ thống này sẽ hoạt động song song, tối ưu với các công nghệ khác như ABS (hệ thống chống bó cứng phanh) và TCS (hệ thống kiểm soát lực kéo) giúp xe vận hành ổn định, an toàn hơn.
Quan tâm thêm:
- Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là gì? Tính năng và ứng dụng
- So sánh cần số điện tử và cần số truyền thống khác nhau gì?

Cơ chế hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử là gì?
Hệ thống ESP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của xe, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp hoặc khi xe di chuyển trên các cung đường khó khăn. Nhiều loại xe không trang bị, chủ xe còn muốn lắp thêm cân bằng điện tử cho ô tô để tăng sự an toàn khi lái xe. Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của ESP, ta cần tìm hiểu về cấu tạo của nó và cách hệ thống này làm việc.
Cấu tạo của hệ thống ESP cân bằng điện tử là gì?
Hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô ESP bao gồm một số bộ phận chính sau đây:
Bộ xử lý ECU (Electronic Control Unit): Là bộ não của hệ thống ESP, chịu trách nhiệm xử lý tín hiệu từ các cảm biến và đưa ra các quyết định nhằm duy trì sự ổn định của xe.
Các cảm biến: Bao gồm cảm biến áp lực phanh, cảm biến bướm ga, cảm biến góc lái, cảm biến gia tốc, cảm biến vị trí chân ga. Các cảm biến này thu thập thông tin về tình trạng của xe và môi trường xung quanh.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống ESP cân bằng điện tử là gì?
Khi xe di chuyển, các cảm biến của hệ thống ESP liên tục thu thập thông tin về tình trạng của các bánh xe, góc lái và các yếu tố khác như gia tốc, tốc độ phanh. Những dữ liệu này được gửi về bộ xử lý ECU “đầu não” để phân tích và đánh giá.
Bộ xử lý ECU sẽ theo dõi tình trạng của xe và phát hiện các dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn như khi bánh xe quay quá nhanh hoặc khi xe có nguy cơ mất kiểm soát do vào cua quá gấp hoặc phanh đột ngột,… để kích hoạt các biện pháp để giúp duy trì sự ổn định cho xe.
ECU có thể kích hoạt hệ thống ABS để giảm tốc độ một hoặc nhiều bánh xe hoặc điều chỉnh lực kéo của động cơ qua hệ thống TCS, giúp xe duy trì ổn định và không bị trượt. Có thể nói hệ thống ESP giúp xe duy trì sự cân bằng trong suốt quá trình, người lái tự tin và an toàn hơn, giảm nguy cơ lật xe hoặc mất kiểm soát trong những tình huống nguy hiểm khi kết hợp với ABS và TCS.

Chức năng của hệ thống cân bằng điện tử là gì?
Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) là một tính năng an toàn quan trọng của xe ô tô, có vai trò quyết định để duy trì sự ổn định của xe trong các tình huống nguy hiểm. Cụ thể là:
Khi người lái đánh lái gấp để vào cua và tránh chướng ngại vật hoặc có nhu cầu thay đổi hướng di chuyển đột ngột, ESP sẽ can thiệp để ngăn ngừa nguy cơ mất lái hoặc trượt bánh. Hệ thống này giúp xe duy trì quỹ đạo di chuyển đã định và hạn chế tình trạng văng đầu xe, giúp tài xế kiểm soát xe tốt hơn.
Khi di chuyển với tốc độ cao, ESP giúp điều chỉnh lực phanh và lực kéo cho từng bánh xe riêng biệt, giữ cho xe luôn ổn định và tránh được tình trạng lật xe hoặc văng ra ngoài đường.
Giảm nguy cơ mất kiểm soát trong điều kiện địa hình khó khăn như đường trơn trượt, bùn lầy, sỏi đá hoặc khi gặp phải mưa bão, băng tuyết.
Các loại xe bán tải, SUV và những xe có gầm cao thường gặp phải nguy cơ mất ổn định khi vào cua hoặc khi có tác động mạnh từ va chạm. Hệ thống ESP đặc biệt quan trọng đối với các dòng xe này để duy trì sự cân bằng của xe, giảm thiểu nguy cơ lật xe khi gặp tình huống bất ngờ.

Cách sử dụng hệ thống như thế nào?
Sau khi bạn đã hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của hệ thống cân bằng điện tử, bạn cần biết cách nhận diện xe có hệ thống ESP để sử dụng đúng cách và tận dụng tối đa tính năng hỗ trợ an toàn này.
Biểu tượng đặc trưng để nhận biết xe có hệ thống ESP không là trên bảng điều khiển có nút bấm hình xe hơi với hai đường gợn sóng hoặc đơn giản là chữ “ESP”. Biểu tượng này thường được đặt ở những vị trí dễ thấy, gần khu vực lái xe như trên bảng taplo, vô lăng hoặc khu vực gần cần số.
Để kiểm tra xem hệ thống ESP có hoạt động hay không, bạn chỉ cần quan sát đèn báo trên bảng điều khiển. Nếu đèn báo sáng, có nghĩa là hệ thống ESP đang hoạt động. Nếu đèn không sáng hoặc tắt, hệ thống có thể không được kích hoạt hoặc gặp sự cố cần được kiểm tra.
Để bật hệ thống ESP, người lái chỉ cần nhấn nút có ký hiệu ESP. Nếu muốn tắt hệ thống này, tài xế chỉ cần nhấn lại nút đó một lần nữa. Một số mẫu xe có thể có tính năng tự động bật ESP khi xe khởi động nhưng người lái vẫn có thể tắt nếu cần thiết.

Thông tin chi tiết:
- So sánh hệ thống dẫn động cầu trước FWD và cầu sau RWD
- Cốp điện ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Lưu ý khi sử dụng hệ thống cân bằng điện tử là gì?
Mặc dù hệ thống cân bằng điện tử ESP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và ổn định cho xe, tuy nhiên trong một số tình huống nhất định, người lái xe có thể cần tắt hệ thống này để tăng hiệu quả điều khiển phương tiện hoặc giúp xe hoạt động tốt hơn. Dưới đây là một số tình huống người lái xe cần tắt hệ thống ESP:
Khi đi off-road hoặc xe bị sa lầy
Hệ thống ESP hoạt động hiệu quả khi xe chạy ở tốc độ cao hoặc trong các tình huống cần độ bám đường cao. Tuy nhiên, trong các tình huống off-road, đặc biệt khi xe đi vào đường bùn lầy, cát lún, sa lầy, hệ thống ESP có thể là rào cản khiến xe khó di chuyển thoát khỏi tình huống. Vì vậy, bạn nên tắt ESP để lực kéo mạnh mẽ của động cơ giúp xe dễ dàng thoát khỏi các tình huống sa lầy này.
Khi thực hiện kỹ thuật drift
Drift là một kỹ thuật lái xe mà tài xế cố tình làm cho bánh xe trượt qua mặt đường để tạo ra những pha bẻ lái ngoạn mục. Trong khi thực hiện kỹ thuật drift, xe sẽ tạo ra một góc trượt lớn, khiến bánh xe phía trước quay ngược chiều với hướng lái.
Nếu ESP vẫn hoạt động trong quá trình drift, nó sẽ can thiệp và cố gắng kiểm soát sự trượt của bánh xe, khiến việc thực hiện drift khó khăn hơn. Do đó, bạn nếu muốn thực hiện kỹ thuật drift thì hãy tắt ESP trước tiên.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hệ thống cân bằng điện tử ESP cùng nguyên lý hoạt động, cách sử dụng nó đúng. Hệ thống ESP là một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp xe giữ được sự ổn định trong các tình huống nguy hiểm, từ đó nâng cao tính an toàn cho người lái và hành khách.
Việc kết hợp giữa kỹ năng lái xe tốt và công nghệ hỗ trợ sẽ giúp bạn có những chuyến đi an toàn hơn. Bạn cũng đừng quên tham gia đầy đủ bảo hiểm ô tô để nhận được bảo vệ cho phương tiện và mọi người tốt nhất, liên hệ với Bảo Hiểm Tasco qua số hotline để được tư vấn các sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562