Động cơ turbo là gì? Câu hỏi thường gặp khi nhắc đến công nghệ ô tô hiện đại. Với khả năng tăng công suất và tiết kiệm nhiên liệu, động cơ turbo đã trở thành xu hướng phổ biến trên nhiều dòng xe. Tuy nhiên, việc sở hữu xe sử dụng động cơ turbo cũng đi kèm với những yêu cầu bảo dưỡng đặc thù. Để an tâm hơn trong hành trình, Bảo Hiểm Tasco luôn đồng hành cùng bạn, mang đến giải pháp bảo hiểm toàn diện, giúp bảo vệ chiếc xe và động cơ turbo của bạn một cách tối ưu nhất.
Động cơ Turbo là gì?
Turbo hay bộ tăng áp động cơ Turbocharger, là thiết bị được gắn vào họng xả của động cơ để bơm và xả khí vào buồng đốt. Thiết bị này tận dụng khí thải từ động cơ để tăng áp suất và lượng không khí vào buồng đốt, từ đó cải thiện công suất và hiệu quả của động cơ.

Bộ tăng áp gồm hai phần chính: tuabin và nạp khí. Tuabin gắn với họng xả, quay nhờ luồng khí thải, trong khi nạp khí kết nối với ống hút và quay cùng trục với tuabin. Khi hoạt động, tuabin làm nạp khí hút và nén không khí bên ngoài, tăng áp suất trước khi đưa vào buồng đốt, giúp quá trình cháy diễn ra mạnh mẽ hơn, tăng hiệu suất động cơ.
Xem thêm thông tin:
- Khi đỗ xe nên để P hay N, cách nào đảm bảo an toàn?
- Brake là gì? Cấu tạo, lợi ích và những lỗi Brake hay gặp
Động Cơ Turbo có tốt không?
Không chỉ thắc mắc động cơ turbo là gì, nhiều người còn muốn biết động cơ này có tốt không. Thực tế, để biết xe ô tô động cơ Turbo có tốt hay không chúng ta sẽ cùng so sánh động cơ turbo với động cơ thường, bao gồm:
Tăng công suất
Đây là ưu điểm nổi bật nhất, giúp xe đạt công suất cao hơn mà không cần tăng số lượng hay dung tích xi lanh. Theo nghiên cứu, động cơ Turbo có thể tăng công suất từ 20% đến 40% so với động cơ không có Turbo.
Tiết kiệm nhiên liệu
Nhờ khả năng tận dụng tối đa nhiên liệu trong buồng đốt, động cơ Turbo giảm lượng nhiên liệu lãng phí, giúp tiết kiệm từ 10% đến 15% nhiên liệu so với động cơ thông thường, đồng thời giảm chi phí vận hành.

Giảm khí thải
Với hiệu suất đốt cháy cao hơn, động cơ Turbo hạn chế đáng kể lượng khí thải và các chất gây ô nhiễm như CO, HC, NOx, góp phần bảo vệ môi trường. Theo thống kê, khí thải từ động cơ Turbo có thể giảm từ 15% đến 25% so với các loại động cơ khác.
Những lỗi hỏng phổ biến ở động cơ turbo là gì?
Sau một thời gian sử dụng, động cơ turbo có thể gặp một số trục trặc ảnh hưởng đến hiệu suất. Dưới đây là những lỗi thường gặp cùng dấu hiệu nhận biết:
Rò rỉ dầu ở turbo
Turbo cần được bôi trơn và làm mát bởi hệ thống dẫn dầu từ động cơ. Tuy nhiên, sau thời gian dài hoạt động, các gioăng, phớt hoặc hệ thống dẫn dầu có thể bị mòn hoặc hư hỏng, dẫn đến rò rỉ dầu. Điều này có thể gây thiếu hoặc cạn dầu, làm turbo bị hú và động cơ trở nên ồn, vận hành không còn êm ái.
Vấn đề ở ống dẫn khí nén
Đường ống dẫn khí từ turbo vào buồng đốt, thường làm từ nhựa, cao su hoặc hợp kim, có thể bị thoái hóa theo thời gian. Gioăng làm kín hoặc đai siết chặt có thể hở, khiến khí nén rò rỉ. Khi lượng khí nạp vào động cơ giảm, xe sẽ mất sức mạnh và vận hành yếu hơn.

Mòn bạc, bi turbo
Turbo hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, dễ khiến bạc và bi bị mài mòn. Khi điều này xảy ra, hiệu suất turbo giảm, động cơ có thể xuất hiện tiếng vo vo, tiêu hao dầu bất thường và công suất bị suy giảm đáng kể.
Có nên mua xe động cơ turbo tăng áp?
Động cơ tăng áp là một lựa chọn đáng cân nhắc, đặc biệt khi xu hướng tiết kiệm nhiên liệu ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên mua xe turbo không, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa động cơ tăng áp và các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao nhiên liệu mà còn tác động đến trải nghiệm lái xe, đặc biệt ở tốc độ cao.
Động cơ tăng áp có thể gặp hạn chế nhất định trong việc tăng tốc mượt mà. Hiện nay, nhiều mẫu xe phổ thông như Honda Civic, Honda Accord hay Mazda CX-5 đã được trang bị động cơ tăng áp, mang lại nhiều lựa chọn đa dạng cho khách hàng.

Bạn có thể quan tâm:
- Động cơ xe ô tô là gì? Cấu tạo và phân biệt loại động cơ
- Tại sao không nên mua xe ngập nước hay xe thủy kích
Một vài lưu ý khi đi xe động cơ turbo tăng áp
Không chỉ cần hiểu rõ động cơ turbo là gì, hoạt động thế nào, để việc sử dụng xe ô tô có động cơ này an toàn và có hiệu quát hoạt động cao người dùng cần chú ý một số điểm sau:
- Khởi động và làm nóng động cơ: Hãy để xe nổ máy không tải 2–3 phút trước khi di chuyển. Điều này giúp dầu bôi trơn lưu thông đều, đảm bảo hiệu quả bôi trơn cho động cơ và turbo.
- Không tắt máy ngay sau khi dừng: Trước khi tắt máy, để động cơ chạy không tải 2–3 phút để dầu nhớt tiếp tục làm mát turbo, tránh ảnh hưởng đến chất lượng dầu và tuổi thọ động cơ.
- Chú ý khi vào cua: Do độ trễ tăng tốc của động cơ turbo, không nên đạp ga sâu khi thoát cua để tránh mất kiểm soát hoặc trượt bánh.
- Sử dụng nhiên liệu phù hợp: Chọn loại xăng có chỉ số octane đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh hiện tượng kích nổ và bảo vệ turbo.
- Kiểm tra dầu bôi trơn: Thường xuyên kiểm tra và bổ sung dầu bôi trơn đúng cách, đặc biệt nếu xe có mức hao hụt dầu cao.
- Thay lọc xăng định kỳ: Đảm bảo lọc xăng sạch để tránh tạp chất làm hỏng buồng đốt và ảnh hưởng đến chất lượng khí xả.
- Bảo dưỡng hệ thống làm mát và đường dẫn khí: Kiểm tra, thay nước làm mát và bảo dưỡng hệ thống làm mát khí nạp định kỳ sau 160.000km hoặc theo khuyến cáo. Đồng thời, kiểm tra đường dẫn khí cao áp để xử lý rò rỉ kịp thời.

Động cơ turbo không chỉ là một công nghệ hiện đại mà còn là giải pháp tối ưu cho hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã hiểu hơn về động cơ turbo là gì và có cái nhìn khách quan hơn khi lựa chọn xe ô tô. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền và an toàn cho động cơ turbo, việc chăm sóc và bảo vệ xe là rất quan trọng. Với Bảo Hiểm Tasco, bạn hoàn toàn yên tâm tận hưởng hành trình, vì chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn với những gói bảo hiểm ô tô toàn diện, giúp bảo vệ xe và động cơ của bạn trước mọi rủi ro.
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562