Hệ thống điều hoà ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho người lái và hành khách trên mọi hành trình. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo dưỡng đúng cách không chỉ giúp tăng tuổi thọ của hệ thống mà còn đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài. Cùng Bảo Hiểm Tasco tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin hữu ích về điều hoà trên ô tô!
Cấu tạo hệ thống điều hoà ô tô
Hệ thống điều hòa xe ô tô có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. So với điều hòa dân dụng, điều hòa ô tô được thiết kế với cơ chế hoạt động thông minh và phức tạp hơn, phù hợp với môi trường trên xe. Cụ thể:
Máy nén điều hòa (lốc lạnh)
Máy nén đóng vai trò kết nối dàn hơi và dàn lạnh, hoạt động thông qua dây đai động cơ và ly hợp từ. Nhiệm vụ của máy nén là nén môi chất làm mát từ trạng thái áp suất thấp ở dàn hơi thành khí lạnh áp suất cao, sau đó chuyển đến dàn lạnh.
Bổ sung thông tin tại:
- Cách kiểm tra lốp xe ô tô non hơi mọi tài xế nên nắm rõ
- Cách căn đường khi lái xe ô tô giúp bạn lái xe an toàn

Van tiết lưu
Van tiết lưu có chức năng chuyển đổi môi chất từ trạng thái lỏng với áp suất và nhiệt độ cao thành môi chất lạnh ở nhiệt độ và áp suất thấp. Lượng môi chất lạnh phun vào dàn lạnh được điều chỉnh dựa trên nhiệt độ thực tế trong cabin xe.
Dàn nóng
Trong hệ thống điều hoà ô tô, dàn nóng thường được lắp phía trước két nước, được cấu tạo từ các ống nhỏ và cánh nhôm tản nhiệt. Bộ phận này chuyển môi chất lạnh từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng ở áp suất và nhiệt độ cao.
Dàn lạnh
Dàn lạnh có kích thước nhỏ gọn hơn dàn nóng, đảm nhiệm việc làm môi chất lạnh bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp. Quá trình này giúp tỏa hơi lạnh và làm mát không khí trong xe.

Quạt lồng sóc
Quạt lồng sóc trong hệ thống điều hoà ô tô có nhiệm vụ thổi luồng hơi lạnh từ dàn lạnh vào không gian cabin xe. Số lượng quạt lồng sóc phụ thuộc vào thiết kế cửa gió và vị trí lắp đặt trên từng loại xe.
Bộ lọc khô
Bộ lọc khô chịu trách nhiệm loại bỏ hơi nước khỏi môi chất, giúp ngăn ngừa tình trạng nước đóng băng bên trong hệ thống, qua đó giảm nguy cơ hư hỏng và nâng cao tuổi thọ của điều hòa.
Hệ thống điều hoà ô tô hoạt động ra sao?
Máy nén (lốc lạnh) được dẫn động bởi động cơ thông qua dây curoa, hút chất làm lạnh ở thể khí từ bình gas và nén lại với áp suất cao, khiến nhiệt độ tăng lên. Chất làm lạnh sau đó được đẩy sang giàn nóng, nơi nó tản nhiệt và chuyển thành dạng lỏng dưới áp suất cao.
Tiếp theo, chất làm lạnh được đưa qua van tiết lưu, nơi áp suất giảm đột ngột khiến nó hóa hơi. Tại dàn lạnh, môi chất trao đổi nhiệt với môi trường, làm nhiệt độ giảm xuống và hơi lạnh được quạt gió thổi vào cabin. Gió này có thể là gió ngoài, gió trong cabin hoặc kết hợp cả hai.

Ban đầu, môi chất freon (R-12) được sử dụng nhưng do ảnh hưởng xấu đến tầng ozon, nó đã được thay thế bằng R-134a – an toàn hơn cho môi trường dù hiệu quả kém hơn.
Các ký hiệu trên điều hoà ô tô phổ biến nhất
Dù bảng điều khiển điều hòa của mỗi hãng xe có thiết kế khác nhau, chúng thường có các nút chức năng cơ bản như sau:
- Nút A/C: Bật hoặc tắt điều hòa.
- Nút màu xanh và đỏ: Màu xanh đại diện cho chế độ làm lạnh, trong khi màu đỏ biểu thị chế độ sưởi ấm.
- Nút hình cánh quạt: Điều chỉnh tốc độ gió.
- Nút hình người và mũi tên: Chọn hướng gió thổi trong cabin.
- Nút hình ô tô với mũi tên: Kiểm soát chế độ tuần hoàn gió trong xe.
- Nút Auto: Kích hoạt chế độ tự động điều chỉnh nhiệt độ và quạt gió.

Tham khảo thêm thông tin:
- Tại sao không nên mua xe ngập nước hay xe thủy kích
- Lý do khiến lốp xe ô tô mòn không đều và cách khắc phục
Hướng dẫn chi tiết sử dụng điều hoà ô tô đúng cách
Để hệ thống điều hoà ô tô hoạt động ổn định, hiệu quả và bên bỉ, việc sử dụng đúng cách rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn về cách sử dụng điều hoà ô tô bạn có thể tham khảo:
Không bật điều hòa khi xe vừa khởi động
Việc áp dụng cách bật điều hoà ô tô trước hoặc đồng thời với khởi động xe làm tiêu tốn năng lượng, giảm tuổi thọ ắc quy và hệ thống làm lạnh. Để tối ưu, hãy mở cửa xe để khí nóng thoát ra ngoài, sau khi khởi động xe khoảng 10 phút mới bật điều hòa.
Đóng kín cửa xe khi sử dụng điều hòa
Đảm bảo cửa xe được đóng kín khi bật điều hòa để tránh thất thoát hơi lạnh, giúp tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời, điều chỉnh chế độ quạt gió trong hệ thống điều hoà ô tô sao cho phù hợp để tạo sự thoải mái trong cabin.

Ưu tiên chế độ lấy gió trong
Chọn chế độ lấy gió trong khi bật điều hòa để giảm tải cho hệ thống, tiết kiệm nhiên liệu và ngăn ngừa bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt trong điều kiện ẩm ướt, ô nhiễm hoặc mưa lớn, chế độ này giúp hạn chế ẩm mốc trong cabin.
Tắt điều hòa khi trời mưa lớn hoặc ngập nước
Một cách để hệ thống điều hoà ô tô mang lại hiệu quả sử dụng và đảm bảo độ bền đó là tắt điều hòa khi xe chạy trong mưa lớn hoặc qua vùng ngập nước. Điều này giúp hạn chế các rác bẩn xâm nhập và làm hỏng hệ thống.
Tắt điều hòa trước khi dừng xe
Trước khi dừng xe khoảng 10 phút, hãy tắt hệ thống điều hòa và mở cửa để không khí trong cabin được lưu thông, sau đó mới tắt máy. Thói quen này giúp hệ thống hoạt động bền bỉ hơn.

Bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ là yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của hệ thống điều hòa. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề cần sửa chữa.
Việc hiểu rõ cách vận hành và bảo dưỡng hệ thống điều hoà ô tô là yếu tố cần thiết để duy trì chất lượng không gian bên trong xe và tiết kiệm chi phí. Đồng hành cùng Bảo Hiểm Tasco, bạn không chỉ được bảo vệ trước những rủi ro với bảo hiểm ô tô mà còn nhận được sự hỗ trợ tận tâm trong việc chăm sóc chiếc xe của mình. Hãy để Bảo hiểm Tasco giúp bạn an tâm tận hưởng hành trình trọn vẹn!
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562