Các đèn cảnh báo trên xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về trạng thái hoạt động và các vấn đề tiềm ẩn của xe. Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng đèn cảnh báo không chỉ giúp tài xế xử lý kịp thời các tình huống mà còn đảm bảo an toàn khi vận hành xe trên đường. Nếu bạn đang tìm hiểu về các đèn cảnh báo trên xe ô tô hãy cùng đọc bài viết với những chia sẻ từ Bảo Hiểm Tasco.
Đôi nét về các đèn cảnh báo trên xe ô tô
Khi sử dụng xe ô tô, việc hiểu hết các đèn cảnh báo là điều quan trọng để đảm bảo an toàn và vận hành xe tốt nhất. Hệ thống đèn báo trên xe ô tô là một phần quan trọng, được thiết kế để cung cấp thông tin về tình trạng xe và cảnh báo người lái khi cần thiết.

Các đèn báo trên ô tô này thường được đặt trên bảng đồng hồ phía sau vô lăng, nơi người lái dễ dàng nhìn thấy và theo dõi. Mỗi đèn báo đều được thiết kế với một biểu tượng đặc trưng, cùng màu sắc khác nhau để biểu thị ý nghĩa riêng biệt, giúp người lái dễ dàng nhận diện và xử lý kịp thời. Nhóm đèn này được dựa trên màu sắc của hệ thống đèn giao thông bao gồm đỏ, vàng và xanh. Cụ thể:
- Đèn báo màu đỏ: Đây là nhóm đèn báo quan trọng nhất, thường xuất hiện khi xe gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc khi hệ thống phát hiện tình huống nguy hiểm.
- Đèn báo màu vàng: Nhóm đèn này mang tính chất cảnh báo sớm, thông báo rằng xe đang gặp lỗi hoặc cần kiểm tra định kỳ.
- Đèn báo màu xanh: Đây là nhóm đèn mang tính chất thông tin, cho biết hệ thống trên xe đang hoạt động bình thường.
Bạn có thể quan tâm:
- Xe SUV và CUV là gì? Phân tích điểm nổi bật của hai dòng xe
- Cách tính khấu hao xe ô tô chi tiết theo từng công thức

Tổng hợp các đèn cảnh báo trên xe ô tô tài xế cần nắm rõ
Sau khi đã hiểu sơ bộ về ý nghĩa, màu sắc của từng loại đèn cảnh báo ô tô chắc chắn bạn cũng biết nhóm đèn này gồm những gì. Theo đó, xe ô tô sẽ gồm có 64 đèn cảnh báo các loại, cụ thể:
Đèn cảnh báo màu xanh
Đèn cảnh báo màu xanh lá cây, xanh dương, trắng thường ít xuất hiện trên bảng điều khiển ô tô và mang tính chất thông báo rằng xe đang hoạt động an toàn, bình thường. Dưới đây là ý nghĩa của một số loại đèn có các màu sắc này:
- Đèn số 41: Báo hiệu hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control) đã được kích hoạt.
- Đèn số 42: Nhắc người lái cần nhấn chân phanh, thường xuất hiện khi xe yêu cầu thao tác để chuyển số hoặc dừng xe an toàn.
- Đèn số 45: Báo xe đang ở chế độ lái mùa đông (Winter Mode), giúp kiểm soát tốt hơn trong điều kiện đường trơn trượt.
- Đèn số 46: Cung cấp thông tin chung liên quan đến trạng thái hoạt động của xe.
- Đèn số 54: Hiển thị khi hệ thống hỗ trợ đỗ xe (Parking Assist) đang hoạt động.
- Đèn số 58: Dù có màu xanh lá cây nhưng đây là đèn thông báo xe đang gặp một số lỗi nhỏ cần chú ý kiểm tra.
- Đèn số 59: Báo hiệu đèn cos (đèn chiếu gần) đã được bật.
- Đèn số 60: Cảnh báo bộ lọc gió đang bị bẩn và cần được vệ sinh hoặc thay mới.

Đèn cảnh báo màu vàng
Các đèn cảnh báo trên xe ô tô có màu vàng thường chiếm số lượng lớn và có nhiệm vụ cảnh báo người lái về các vấn đề cần chú ý. Dưới đây là ý nghĩa của các cảnh báo trên xe ô tô có màu vàng:
Cảnh báo về động cơ xe và hệ thống nhiên liệu:
- Đèn 13: Cảnh báo động cơ khí thải gặp vấn đề.
- Đèn 14: Báo lỗi bộ lọc hạt diesel.
- Đèn 17: Báo áp suất dầu thấp, cần bổ sung dầu.
- Đèn 43: Cảnh báo sắp hết nhiên liệu.
- Đèn 56: Báo nước vào bộ lọc nhiên liệu.
- Đèn 63: Lỗi bộ lọc nhiên liệu.
Hệ thống phanh và lốp:
- Đèn 18: Báo lỗi hệ thống phanh ABS.
- Đèn 20: Thông báo áp suất lốp thấp.
- Đèn 22: Cảnh báo má phanh cần kiểm tra.
- Đèn 29: Báo phanh gặp trục trặc.
Hệ thống lái và cân bằng:
- Đèn 19: Báo tắt hệ thống cân bằng điện tử.
- Đèn 24: Đèn cảnh báo lỗi của hộp số tự động.
- Đèn 25: Báo lỗi hệ thống treo.
- Đèn 26: Thông báo giảm xóc gặp vấn đề.
- Đèn 62: Cảnh báo cần bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.

Hệ thống đèn và gương:
- Đèn 30: Cảnh báo cảm ứng với mưa và ánh sáng.
- Đèn 31: Cảnh báo điều chỉnh cho khoảng sáng đèn pha.
- Đèn 32: Báo hệ thống thích ứng chiếu sáng.
- Đèn 39, 40: Báo bật đèn sương mù (sau/trước).
- Đèn 51: Thông báo tín hiệu đèn xi nhan.
Chế độ vận hành:
- Đèn 16: Báo bugi đang sấy nóng (xe máy dầu).
- Đèn 45: Cảnh báo bật chế độ lái mùa đông.
- Đèn 61: Báo xe đang ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu.
Các hệ thống hỗ trợ khác:
- Đèn 33: Báo lỗi móc kéo.
- Đèn 34: Báo mui xe mui trần có vấn đề.
- Đèn 38: Báo mực nước rửa kính thấp.
- Đèn 47: Báo trời sương giá.
- Đèn 54: Báo hệ thống hỗ trợ đỗ xe.
- Đèn 55: Cảnh báo cần bảo dưỡng xe.
- Đèn 57: Cảnh báo thực hiện tắt hệ thống túi khí.
- Đèn 64: Báo giới hạn tốc độ.
Bổ sung thông tin tại:
- Cách kiểm tra lốp xe ô tô non hơi mọi tài xế nên nắm rõ
- Cách căn đường khi lái xe ô tô giúp bạn lái xe an toàn
Đèn cảnh báo màu đỏ
Đèn cảnh báo màu đỏ thể hiện các lỗi đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô cần xử lý ngay lập tức, bao gồm:
- Đèn 1: Lỗi phanh tay.
- Đèn 2: Hệ thống nhiệt động cơ bất thường, cần kiểm tra ngay.
- Đèn 3: Áp suất dầu động cơ thấp.
- Đèn 4: Trợ lực lái bị lỗi, khiến vô lăng khó điều khiển.
- Đèn 5: Túi khí gặp trục trặc hoặc bị vô hiệu hóa.
- Đèn 6: Ắc quy không sạc đúng cách.
- Đèn 7: Vô lăng bị khóa cứng.
- Đèn 8: Cảnh báo khóa điện đang bật
- Đèn 9: Chưa thắt dây an toàn hoặc dây bị lỗi
- Đèn 10: Cửa xe chưa đóng kín.
- Đèn 11: Nắp ca-pô mở.
- Đèn 12: Cốp xe chưa đóng.
- Đèn 48: Pin khóa điều khiển từ xa yếu.
- Đèn 49: Cảnh báo khoảng cách xe quá gần.
- Đèn 52: Lỗi bộ chuyển đổi xúc tác.
- Đèn 53: Phanh đỗ xe bị lỗi.

Hiểu rõ ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên xe ô tô giúp bạn phát hiện sớm các sự cố và bảo vệ an toàn khi lái xe. Tuy nhiên, để yên tâm hơn trong mọi hành trình, việc sở hữu bảo hiểm ô tô là rất cần thiết. Bảo hiểm Tasco cung cấp các gói bảo hiểm uy tín, giúp bạn an tâm đối mặt với mọi rủi ro bất ngờ. Hãy lựa chọn Bảo hiểm Tasco để đồng hành cùng bạn trên mọi cung đường!
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562