Hệ thống phanh ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất, đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách trong quá trình vận hành xe. Hệ thống phanh ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc biệt cùng những ưu nhược điểm riêng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống phanh của xe ô tô mời bạn cùng Bảo Hiểm Tasco khám phá qua bài viết dưới đây.
Hệ thống phanh ô tô là gì?
Phanh là thiết bị cơ học tạo ma sát để hạn chế chuyển động bánh xe. Hệ thống phanh giúp xe giảm tốc hoặc dừng lại theo ý muốn của người lái. Ban đầu, xe hơi sử dụng phanh gỗ gắn vào vành bánh xe ngựa nhưng sau đó được thay thế bằng thép và da để giảm trọng lượng. Tuy nhiên, phanh gỗ và thép không hiệu quả, gây tiếng ồn lớn, buộc các nhà sản xuất phải cải tiến. Ngày nay, hầu hết ô tô hiện đại sử dụng phanh đĩa thủy lực, mang lại hiệu suất cao và an toàn hơn.

Hệ thống phanh đạt chuẩn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Phanh khiến xe dừng nhanh chóng, an toàn và ổn định.
- Thời gian phanh tối ưu, phù hợp các tình huống bất ngờ.
- Gia tốc phanh giảm mạnh, hiệu quả cao.
- Phanh êm ái, không gây bó phanh hay tiếng ồn.
- Điều khiển nhẹ không mất sức.
- Phân bố mô-men đều, phù hợp tải trọng.
- Tỏa nhiệt tốt, tăng độ bền linh kiện.
- Thiết kế nhỏ gọn, dễ sửa chữa.
Thông tin bổ sung:
- Tổng hợp các đèn cảnh báo trên xe ô tô lái xe cần biết
- Xe SUV và CUV là gì? Phân tích điểm nổi bật của hai dòng xe
Hệ thống phanh ô tô có cấu tạo, nguyên lý hoạt động thế nào?
Hệ thống phanh xe ô tô gồm nhiều chi tiết và có sự liên kết chặt chẽ mang lại hoạt động hiệu quả. Cụ thể:
- Bàn đạp phanh: Bộ phận nhận lực tác động từ người lái.
- Bầu trợ lực phanh: Khuếch đại lực đạp phanh, giúp người lái không cần dùng nhiều sức.
- Bình chứa dầu phanh, xilanh chính và van điều áp: Chuyển lực từ bàn đạp phanh thành áp suất dầu, sau đó phân phối áp suất này đến hệ thống phanh ở từng bánh xe.
- Phanh ở từng bánh xe: Bộ phận trực tiếp hãm tốc độ quay của bánh, giúp xe giảm tốc hoặc dừng lại.

Khi người lái đạp phanh, lực tác động từ bàn đạp được truyền đến bầu trợ lực để khuếch đại. Xilanh chính chuyển lực này thành áp suất dầu phanh, áp suất sau đó đi qua van điều áp đến xilanh con ở các bánh xe. Cuối cùng, hệ thống phanh ở mỗi bánh sẽ làm chậm hoặc dừng bánh xe.
Có những loại phanh xe ô tô nào phổ biến?
Hệ thống phanh được lắp ở từng bánh xe, có nhiệm vụ giảm tốc độ hoặc dừng bánh xe khi cần thiết. Hai loại phanh ô tô phổ biến được ứng dụng nhiều là phanh đĩa và phanh tang trống. Cụ thể:
Phanh đĩa
Cấu tạo phanh đĩa ô tô gồm các bộ phận chính: càng phanh, má phanh, đĩa phanh (rôto đĩa), piston. Nguyên lý hoạt động của loại phanh này khá đặc biệt, khi người lái đạp phanh, áp suất dầu từ xilanh chính truyền đến piston, làm má phanh ép chặt đĩa phanh, khiến bánh xe dừng quay. Khi nhả phanh, má phanh tách ra, cho phép bánh xe quay trở lại bình thường.
Phanh đĩa cũng có nhiều loại, bao gồm:
- Theo càng phanh: Càng phanh cố định, có 1 cặp piston ở mỗi bên má phanh. Càng phanh di động gồm có 1 piston được gắn vào 1 bên má phanh.
- Theo Rotor phanh: Đĩa đặc (Rotor làm từ một khối đặc), đĩa thông gió (Có lỗ rỗng bên trong, giúp tản nhiệt nhanh), đĩa tích hợp tang trống (Gắn thêm phanh tang trống dùng cho phanh đỗ).

Phanh đĩa cho hiệu quả phanh cao, lực phanh đều, hạn chế lệch tâm hoặc trượt bánh. Tản nhiệt nhanh và thoát nước tốt. Má phanh tự điều chỉnh khoảng cách khi bị mòn. Tích hợp dễ dàng với các công nghệ như ABS, EBD, BA. Trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và sửa chữa của phanh đĩa khá cao. Đồng thời có thiết kế hở, dễ bám bụi, cần vệ sinh thường xuyên để duy trì hiệu suất và độ bền.
Phanh tang trống
Tương đối giống phanh đĩa, loại phanh tang trống này cũng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc biệt cùng với những ưu nhược điểm riêng:
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Phanh tang trống ô tô bao gồm: guốc phanh, má phanh, lò xo hồi vị, xilanh (gồm piston và cuppen), trống phanh và mâm phanh.
Loại phanh này hoạt động khi người lái đạp phanh, áp suất dầu từ xilanh chính được truyền đến xilanh con. Xilanh con đẩy guốc phanh ép má phanh vào mặt trong của trống phanh, tạo ma sát giúp giảm tốc độ xe. Khi nhả phanh, áp suất dầu giảm, lò xo hồi vị đưa guốc phanh trở lại vị trí ban đầu.
Phân loại phanh tang trống
Phanh tang trống xe ô tô được chia thành các loại:
- Loại dẫn và kéo.
- Loại 2 guốc dẫn.
- Loại 1 trợ động.
- Loại 2 trợ động.

Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh tang trống ô tô
- Chi phí sản xuất, sửa chữa tương đối thấp.
- Thiết kế đơn giản, dễ bảo trì.
- Bao kín, ít bám bẩn, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết.
Tuy nhiên, loại phanh này có hiệu quả phanh thấp hơn phanh đĩa. Dễ gặp hiện tượng bó cứng phanh, trượt bánh hoặc lệch tâm. Đồng thời khả năng tản nhiệt kém do thiết kế kín và trọng lượng nặng hơn so với phanh đĩa.
Xem thêm thông tin:
- Cách tính khấu hao xe ô tô chi tiết theo từng công thức
- Cách kiểm tra lốp xe ô tô non hơi mọi tài xế nên nắm rõ
Các lỗi thường gặp tại hệ thống phanh ô tô
Đối với hệ thống phanh của xe ô tô, khi sử dụng trong thời gian nhất định có thể xảy ra một vài lỗi cơ bản như:
- Phanh bị kêu: Khi đạp phanh, phát ra tiếng kêu lạ do: má phanh bẩn, mòn, lỏng, mâm phanh lỏng hoặc phanh bị đọng nước.
- Phanh bị nặng: Lực phản hồi khi đạp phanh nặng hơn bình thường, gây khó khăn khi sử dụng. Nguyên nhân là do bầu trợ lực phanh trục trặc, đường ống dầu tắc, bó phanh hoặc lò xo hồi vị kẹt.
- Bàn đạp phanh thấp: Bàn đạp phanh thấp có thể do thiếu dầu phanh, đĩa phanh/tang trống bị đảo, khí lọt vào ống dầu hoặc má phanh mòn.
- Xe mất phanh: Lỗi nghiêm trọng do mất áp suất dầu phanh, không khí lọt vào ống dẫn, xilanh chính hỏng hoặc lỗi phanh ABS.

Cách bảo dưỡng giúp hệ thống phanh ô tô bền, đảm bảo an toàn
Hệ thống phanh hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, dễ hao mòn và trục trặc. Do đó, cần vệ sinh, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau 2 – 3 năm sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các hạng mục cần kiểm tra:
- Dầu phanh: Thay dầu phanh sau 2–3 năm hoặc 30.000–50.000 km. Kiểm tra mức dầu thường xuyên; châm thêm nếu thiếu. Thay dầu mới nếu dầu xuống cấp hoặc đổi màu.
- Má phanh: Thay má phanh sau 50.000–80.000 km hoặc 2 năm sử dụng. Nếu sử dụng xe liên tục, thay sớm hơn dựa trên độ mòn thực tế.
- Xilanh phanh: Kiểm tra xilanh chính và xilanh con để phát hiện rò rỉ dầu do gioăng phớt mòn. Thay thế nếu xilanh hoặc ống dẫn dầu bị hư hỏng.
- Bầu trợ lực phanh: Kiểm tra tình trạng bầu trợ lực, đảm bảo hoạt động tốt để giảm sức đạp phanh.
Ngoài ra, phanh xe rất dễ bám bùn, bụi, dầu mỡ, đặc biệt là phanh đĩa. Khi bị bẩn phanh làm giảm hiệu suất và tuổi thọ hệ thống. Khi đó cần sử dụng dung dịch vệ sinh phanh chuyên dụng để tự vệ sinh tại nhà. Chỉ cần xịt rửa, chất bẩn sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
Có thể thấy hệ thống phanh ô tô là bộ phận quan trọng và có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đặc biệt. Tin rằng với bài viết này bạn đã hiểu hơn về thống phanh của xe ô tô cũng như biết cách sử dụng, bảo quản tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xe ô tô không thể tránh khỏi những hư hỏng bất ngờ do phanh, vì vậy để đảm bảo an toàn cho người và xe bạn hãy liên hệ với Bảo Hiểm Tasco để được tư vấn, tham khảo và lựa chọn các gói bảo hiểm phù hợp cho xe của mình nhé!
CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM TASCO – TASCO INSURANCE CO., LTD
🏢 TSC: Tòa nhà Tasco, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
📩 Email: [email protected]
🌐 Website: baohiemtasco.vn
☎️ Hotline: 1900 1562